Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã Lộc Điền năm 2023
Ngày cập nhật 24/09/2023

        Căn cứ Kế hoạch 49-KH/HU ngày 18/4/2022 của Huyện ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 06/12/2022 của UBND huyện về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Công văn số 12417/UBND-DL ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để lập Kế hoạch chuyển đổi số của các sở, ban ngành, địa phương năm 2023; UBND xã Lộc Điền xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

 

      I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

     1. Mục đích

     Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã, quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu Chương trình hành động của UBND tỉnh và Kế hoạch của Huyện uỷ đã đề ra.

    Cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra tại Kế hoạch số 49-KH/HU, ngày 18/4/2022 của Huyện ủy Phú Lộc về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

      2. Yêu cầu

     Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo toàn diện công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực, địa phương mình.

    Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã.

      II.MỤC TIÊU

       Bám sát mục tiêu Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 49-KH/HU, ngày 18/4/2022 của Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể các mục tiêu sau:

     - 100% các giải pháp nâng cao nhận thức số theo kế hoạch được triển khai.

     - 100% các văn bản đảm bảo thể chế số được ban hành.

     - 100% mạng, máy tính trong cơ quan được triển khai tuân thủ theo quy định của tỉnh.

     - Tối thiểu 1 tháng có 1 bản tin truyền thông về chuyển đổi số.

      - 80% người dân trên địa bàn từ 15 tuổi trở lên có sử dụng điện thoại thông minh

     - 20 % hộ gia đình trên địa bàn có kết nối internet băng thông rộng.

     - 95 % hộ gia đình trên địa bàn có sử dụng điện thoại thông minh.

     - 100% CBCC sử dụng hạ tầng điện toán đám mây của tỉnh.

     - 100% Thôn có thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng và được tập huấn nghiệp vụ.

     - 50 % CBCC được tham gia các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng số.

     - 80 % máy tính trong cơ quan được cài đặt giải pháp phòng, chống virus tập trung của tỉnh.

     - 80 % các hệ thống thông tin được đánh giá cấp độ an toàn thông tin và triển khai theo giải pháp dùng chung của tỉnh.

     -  UBND xã vận hành các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số theo định hướng của tỉnh.

     - 20 % hồ sơ trực tuyến phát sinh.

     - 100% xử lý thủ tục trực tuyến được thực hiện trên môi trường mạng.

     - 50 % người dân trên địa bàn có cài đặt Hue-S

     - 30 % người dân trên địa bàn được hỗ trợ tạo lập tài khoản định danh điện tử

     - 30 % người dân trên địa bàn được kích hoạt tài khoản thanh toán số (thiểu là ví điện tử trên Hue-S).

      - 10 % doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn có triển khai hình thức chấp nhận thanh toán trực tuyến bằng QR (Tối thiểu là hình thức thành toán bằng QR Hue-S).

      - 10 % doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có cung cấp dịch vụ, hàng hóa lên sàn thương mại điện tử (Tối thiểu là các sàn Chợ số, Voso, Postmart).

      - 30 % người dân trên địa bàn có sử dụng hình thức thanh toán điện tử hoặc mua hàng trực tuyến.

      - 50% cán bộ, công chức sử dụng ứng dụng Quản lý văn bản và điều hành trên thiết bị di động (Hue m-Office) để theo dõi, xử lý công việc.

     - 100 % công dân đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã đều được tạo tài khoản.

     - 95% hồ sơ giải quyết đúng hẹn.

     - mức độ hài lòng của công dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 90%.

     III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

     Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết, giúp người dân cài đặt Hue S, biết cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến; biết mua, bán các sản phẩm, dịch vụ qua mạng; biết thanh toán không dùng tiền mặt; biết sử dụng các dịch vụ số thiết yếu phục vụ cuộc sống (y tế, giáo dục, liên lạc, đi lại, du lịch, đọc sách, giải trí,...); biết áp dụng các giải pháp an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để tự bảo vệ mình và bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

       Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

      Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

      Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.

     Tổ chức triển khai hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.

      IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

     Tổ chức phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương.

      Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số đến tận người dân bằng nhiều hình thức; cụ thể:

     - Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ứng dụng Hue-S thành nền tảng phổ biến trong kết nối hệ sinh thái xã hội số; các ứng dụng VNEID, VSSID, Sổ sức khỏe điện tử…

     - Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của xã.

     - Xây dựng các kênh tuyên truyền, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook, …

     - Tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích... ở các thôn, điểm công cộng.

     Duy trì hoạt động hiệu quả và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số thông qua các Tổ Công nghệ số.

     Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND xã về triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn xã; đặc biệt là: Triển khai ứng dụng các tính năng của thẻ Căn cước công dân có gắn chip điện tử và ứng dụng VNEID trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội (tài chính, viễn thông, điện, nước...).

     V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

   1. Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số

   Theo dõi, giám sát, chỉ đạo các bộ phận triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

   2. Bộ phận Văn hóa – Xã hội

    - Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa -thông tin, các bộ phận liên quan,... tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này.

     - Báo cáo tình hình hình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 về UBND huyện qua Phòng Văn hóa- Thông tin (trước ngày 30 tháng 11).

     - Tham mưu UBND xã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số trên địa bàn xã.

     - Chủ trì, phối hợp với các bộ phận Văn phòng- Thống kê xã tham mưu UBND xã tổ chức các Hội nghị về công tác chuyển đổi số.

    3. Bộ phận Văn phòng-Thống kê

    Chủ động phối hợp với bộ phận Văn hóa-xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về xây dựng chính quyền số;

    4. Bộ phận Tài chính - Kế toán

       Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách xã, cân đối, bố trí để thực hiện Kế hoạch theo quy định.

       Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 của UBND xã Lộc Điền./.

 

Tập tin đính kèm:
Lê Giang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã Lộc Điền năm 2023
Ngày cập nhật 24/09/2023

        Căn cứ Kế hoạch 49-KH/HU ngày 18/4/2022 của Huyện ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 06/12/2022 của UBND huyện về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Công văn số 12417/UBND-DL ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để lập Kế hoạch chuyển đổi số của các sở, ban ngành, địa phương năm 2023; UBND xã Lộc Điền xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

 

      I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

     1. Mục đích

     Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã, quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu Chương trình hành động của UBND tỉnh và Kế hoạch của Huyện uỷ đã đề ra.

    Cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra tại Kế hoạch số 49-KH/HU, ngày 18/4/2022 của Huyện ủy Phú Lộc về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

      2. Yêu cầu

     Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo toàn diện công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực, địa phương mình.

    Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã.

      II.MỤC TIÊU

       Bám sát mục tiêu Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 49-KH/HU, ngày 18/4/2022 của Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể các mục tiêu sau:

     - 100% các giải pháp nâng cao nhận thức số theo kế hoạch được triển khai.

     - 100% các văn bản đảm bảo thể chế số được ban hành.

     - 100% mạng, máy tính trong cơ quan được triển khai tuân thủ theo quy định của tỉnh.

     - Tối thiểu 1 tháng có 1 bản tin truyền thông về chuyển đổi số.

      - 80% người dân trên địa bàn từ 15 tuổi trở lên có sử dụng điện thoại thông minh

     - 20 % hộ gia đình trên địa bàn có kết nối internet băng thông rộng.

     - 95 % hộ gia đình trên địa bàn có sử dụng điện thoại thông minh.

     - 100% CBCC sử dụng hạ tầng điện toán đám mây của tỉnh.

     - 100% Thôn có thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng và được tập huấn nghiệp vụ.

     - 50 % CBCC được tham gia các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng số.

     - 80 % máy tính trong cơ quan được cài đặt giải pháp phòng, chống virus tập trung của tỉnh.

     - 80 % các hệ thống thông tin được đánh giá cấp độ an toàn thông tin và triển khai theo giải pháp dùng chung của tỉnh.

     -  UBND xã vận hành các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số theo định hướng của tỉnh.

     - 20 % hồ sơ trực tuyến phát sinh.

     - 100% xử lý thủ tục trực tuyến được thực hiện trên môi trường mạng.

     - 50 % người dân trên địa bàn có cài đặt Hue-S

     - 30 % người dân trên địa bàn được hỗ trợ tạo lập tài khoản định danh điện tử

     - 30 % người dân trên địa bàn được kích hoạt tài khoản thanh toán số (thiểu là ví điện tử trên Hue-S).

      - 10 % doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn có triển khai hình thức chấp nhận thanh toán trực tuyến bằng QR (Tối thiểu là hình thức thành toán bằng QR Hue-S).

      - 10 % doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có cung cấp dịch vụ, hàng hóa lên sàn thương mại điện tử (Tối thiểu là các sàn Chợ số, Voso, Postmart).

      - 30 % người dân trên địa bàn có sử dụng hình thức thanh toán điện tử hoặc mua hàng trực tuyến.

      - 50% cán bộ, công chức sử dụng ứng dụng Quản lý văn bản và điều hành trên thiết bị di động (Hue m-Office) để theo dõi, xử lý công việc.

     - 100 % công dân đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã đều được tạo tài khoản.

     - 95% hồ sơ giải quyết đúng hẹn.

     - mức độ hài lòng của công dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 90%.

     III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

     Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết, giúp người dân cài đặt Hue S, biết cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến; biết mua, bán các sản phẩm, dịch vụ qua mạng; biết thanh toán không dùng tiền mặt; biết sử dụng các dịch vụ số thiết yếu phục vụ cuộc sống (y tế, giáo dục, liên lạc, đi lại, du lịch, đọc sách, giải trí,...); biết áp dụng các giải pháp an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để tự bảo vệ mình và bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

       Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

      Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

      Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.

     Tổ chức triển khai hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.

      IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

     Tổ chức phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương.

      Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số đến tận người dân bằng nhiều hình thức; cụ thể:

     - Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ứng dụng Hue-S thành nền tảng phổ biến trong kết nối hệ sinh thái xã hội số; các ứng dụng VNEID, VSSID, Sổ sức khỏe điện tử…

     - Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của xã.

     - Xây dựng các kênh tuyên truyền, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook, …

     - Tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích... ở các thôn, điểm công cộng.

     Duy trì hoạt động hiệu quả và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số thông qua các Tổ Công nghệ số.

     Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND xã về triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn xã; đặc biệt là: Triển khai ứng dụng các tính năng của thẻ Căn cước công dân có gắn chip điện tử và ứng dụng VNEID trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội (tài chính, viễn thông, điện, nước...).

     V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

   1. Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số

   Theo dõi, giám sát, chỉ đạo các bộ phận triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

   2. Bộ phận Văn hóa – Xã hội

    - Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa -thông tin, các bộ phận liên quan,... tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này.

     - Báo cáo tình hình hình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 về UBND huyện qua Phòng Văn hóa- Thông tin (trước ngày 30 tháng 11).

     - Tham mưu UBND xã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số trên địa bàn xã.

     - Chủ trì, phối hợp với các bộ phận Văn phòng- Thống kê xã tham mưu UBND xã tổ chức các Hội nghị về công tác chuyển đổi số.

    3. Bộ phận Văn phòng-Thống kê

    Chủ động phối hợp với bộ phận Văn hóa-xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về xây dựng chính quyền số;

    4. Bộ phận Tài chính - Kế toán

       Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách xã, cân đối, bố trí để thực hiện Kế hoạch theo quy định.

       Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 của UBND xã Lộc Điền./.

 

Tập tin đính kèm:
Lê Giang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.041
Truy cập hiện tại 188