Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Bài truyền thông phòng chống bệnh lao triển khai chiến lược 2X tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
Ngày cập nhật 13/10/2023

        Bệnh Lao là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra,  thường gặp nhất là thể lao phổi, chiếm tỷ lệ 80-85%, và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho người khác. Bệnh Lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên toàn cầu, với hơn 4.100 người chết và gần 28.000 người mắc mỗi ngày. Tuy nhiên, từ năm 2000, nỗ lực toàn cầu đã chữa khỏi khoảng 66 triệu người mắc bệnh Lao.

 

       Ở Việt Nam, chấm dứt bệnh Lao có nghĩa là tránh cái chết không đáng có cho hơn 10.000 người mỗi năm, đồng thời hàng trăm ngàn gia đình không cần lo lắng vì nguy cơ mắc bệnh này. Mỗi người bị lao phổi không được điều trị có thể lây nhiễm cho 10-15 người khác, đặc biệt là trong các khu dân cư đông đúc như khu phố, trại giam, v.v. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ cứu sống người bệnh mà còn ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.

       Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh Lao, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh này và biết cách phòng tránh. Những điểm cần lưu ý bao gồm:

       1. Những người cần được khám sàng lọc và chẩn đoán bệnh lao:

        a. Người có triệu chứng nghi lao:

       - Ho kéo dài trên 2 tuần, đặc biệt khi có đờm hoặc ho ra máu.

       - Các triệu chứng khác có thể bao gồm gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, ra mồ hôi ban đêm, đau ngực hoặc khó thở.

       - Khi có những triệu chứng này, người bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

       b. Người có nguy cơ nhiễm lao cao:

       - Những người nhiễm HIV.

       - Những người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.

       - Những người mắc các bệnh mạn tính như loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn, v.v.

       - Những người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào.

       - Những người sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

      2. Đường lây truyền bệnh Lao phổi:

      - Bệnh Lao lây truyền qua đường hô hấp, khi chúng ta hít phải các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao.

      - Những hạt này được sinh ra khi người mắc lao phổi ho, khạc hoặc hắt hơi, phát tán vào trong không khí.

      - Tuy nhiên, khả năng lây lan giảm sau điều trị từ 2-4 tuần. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

      3. Cách phòng bệnh Lao:

      a. Với người chưa mắc bệnh Lao:

      - Tiêm phòng bằng vắc-xin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

      - Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người mắc lao phổi.

      - Khạc đờm vào giấy hoặc cốc, bỏ đúng nơi quy định, và rửa tay thường xuyên.

      - Hạn chế tiếp xúc với người mắc lao phổi.

      - Tuân thủ điều trị dự phòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

      b. Với người bị bệnh Lao:

      - Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả và tránh lây nhiễm.

      - Sử dụng khẩu trang hoặc che miệng khi tiếp xúc, nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.

      - Khạc đờm vào khăn giấy, rồi đốt, và rửa tay thường xuyên.

      - Đảm bảo vệ sinh môi trường sống, có đủ ánh sáng và thông khí tự nhiên.

      - Phơi nắng đồ dùng cá nhân, chăn, màn thường xuyên giúp tiêu diệt vi khuẩn lao.

      4. Điều trị bệnh Lao:

      - Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo phác đồ, bệnh Lao có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, người mắc bệnh Lao cần tuân thủ chế độ quản lý điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

      - Uống thuốc điều trị đúng phác đồ, vào mỗi buổi sáng sau khi ăn 2 giờ.

      - Phác đồ điều trị Lao chia thành 2 giai đoạn: tấn công (kéo dài 2 tháng) và duy trì (kéo dài 4-10 tháng tuỳ theo từng thể lao).

      - Ngoài ra, người mắc bệnh Lao cần nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng trong quá trình điều trị.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.041
Truy cập hiện tại 212